Những vết sẹo từ lúc mới hình thành sau những tổn thương bên ngoài ở da cho tới khi bạn chú ý tới nó thì đã trở thành những vết sẹo có màu sẫm, thâm và đôi khi còn nổi trên bề mặt da. Dù vết sẹo xấu xí đó ở vùng da nào trên cơ thể bạn cũng khiến bạn trông thật mất điểm và tự ti khi ra bên ngoài. Hiểu được điều đó, bài chia sẻ bên dưới sẽ giúp bạn hiểu, phòng tránh và xóa – làm mờ những vết sẹo thâm kia.
1. Nguyên nhân hình thành và các loại sẹo thâm
Sẹo thâm (Hyperpigmentation scars) là kết quả của quá trình sinh học tự sửa chữa vết thương trên da của các tế bào bị tổn thương, chính xác hơn là do lớp thượng bì, trung bì bị phá vỡ. Khi đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh các sợi collagen nhằm hồi phục, làm lành vùng da bị đang bị tổn thương. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người, mức độ tổn thương trên da như bị mụn, bỏng, vết cắt,… yếu tố di truyền, vị trí vết thương mà quá trình tái tạo, phục hồi của da diễn ra nhanh hay chậm.
Sẹo thâm được hình thành từ những tổn thương khiến da bị viêm và mất cân bằng các thành tố trong da dẫn tới tăng sinh các sắc tố melanin. Cùng với những tác động từ bên ngoài như ánh nắng có chứa các tia cực tím, hay việc bạn sử dụng các biện pháp cải thiện bổ trợ cho làn da,… mà quá trình lên da non có thể hình thành các vết bị thâm và sẫm màu hay sẽ vẫn giữ được làn da đều màu như ban đầu.
Sẹo thâm ở mặt – sẹo thâm mụn để lại
Sẹo do mụn thâm để lại được tính là một dạng của nhiễm trùng trên da dẫn đến PIH tăng cao hơn, sắc tố melanin tăng triết trên da. Tình trạng da bị tổn thương do mụn khiến lớp da non mới có những sắc tố tối tạo thành vết thâm. Nguyên nhân ở đây có thể là do quá trình điều trị mụn chưa đúng cách làm cho vết thương không phục hồi về trạng thái da ban đầu được.
Dựa vào màu sắc của vùng da sau khi bị mụn, người ta có thể chia mụn thâm thành hai loại chính:
- Thâm mụn đỏ: Là loại sẹo thâm mụn khi sự tổn thương ở vùng da đó chưa được hồi phục hoàn toàn, quá trình viêm chưa kết thúc nên vùng da này vẫn có màu đỏ hồng. Trường hợp này không nên điều trị vết thâm bằng axit hữu cơ vì có thể làm quá trình hồi phục lâu hơn, nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
- Thâm mụn nâu đen: Là loại thâm mụn khi vùng da đó đã kết thúc hoàn toàn quá trình viêm nhiễm, tổn thương. Để điều trị loại thâm mụn này, bạn cần thực hiện các phương pháp giúp đều màu da, làm sáng vết thâm.
Sẹo do phẫu thuật, tổn thương ngoài da
Sẹo thâm sau phẫu thuật là không thể tránh khỏi, khi vết thương khép miệng, cơ thể sẽ sản sinh ra các sợi collagen sản sinh để thay thế cho lượng collagen đã mất đi. Hậu quả là vùng da bị tổn thương sẽ chuyển từ một khối đỏ hồng thành bề mặt căng bóng, cứng, lồi lên hoặc lõm xuống tùy vào lượng collagen sinh ra nhiều hay ít.
Sẹo thâm ở chân – sẹo thâm do té xe
Khi bạn bị tai nạn té xe, nếu da bị va đập mạnh cùng vật cứng hoặc mài xuống đường sẽ khiến da bị xây xát làm mất đi lớp bảo vệ da phía ngoài. Khi vùng da bị tổn thương này lành có thể gây sẹo lồi, sẹo thâm hoặc màu da không đồng đều như ban đầu.
Sẹo thâm là một trong những loại sẹo phổ biến nhất để lại sau khi bị tai nạn té xe. Việc hình thành các vết sẹo kèm thâm do té xe có thể do tế bào Melanocytes tại lớp đáy thượng bì tăng sinh nhiều hắc tố melanin – sắc tố tạo màu sắc da.
Theo đó, khi da tổn thương, kết hợp cùng tác động từ tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời,…sẽ khiến Melanocytes hoạt động quá mức, hình thành vết thâm trên da.
2. Một số mẹo trị sẹo thâm từ dân gian hiệu quả – dễ làm
Cách trị sẹo thâm từ quả chanh kết hợp với mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa cao nên có thể bổ sung dưỡng chất cho làn da tổn thương nhanh chóng khôi phục trạng thái như thời còn son trẻ. Vitamin C cùng các axit tự nhiên trong chanh có tác dụng cải thiện sắc tố da, dưỡng trắng da, làm mờ vết sẹo thâm, tái tạo và phục hồi nhanh vùng da bị hư tổn.
Sự kết hợp tuyệt vời giữa mật ong nguyên chất và nước cốt chanh sẽ giúp làn da dền trắng mịn đều màu trở lại, vết thâm mụn hết sạch sành sanh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Mật ong nguyên chất
- Nửa quả chanh tươi
Cách làm như sau:
- Bước 1: Vắt nửa quả chanh tươi và lấy 2 thìa cà phê mật ong trộn đều trong bát nhỏ
- Bước 2: Rửa sạch vùng da ở chân bị sẹo thâm bằng nước ấm rồi dùng khăn khô lau sạch.
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên vùng da ở chân bị sẹo thâm kết hợp massage nhẹ nhàng theo chiều xoáy ốc.
- Bước 4: Sau khoảng 10 – 15 phút thì xả sạch lại vùng da ở chân bị sẹo thâm với nước ấm.
Bạn nên dùng khoảng 2 lần mỗi tuần để sẹo nhanh mờ hơn nhé.
Trị sẹo thâm bằng nghệ tươi
Nghệ tươi được xem là vua trị sẹo và thâm. Đây là bài thuốc dân gian được các nước Á Đông sử dụng để chống lại tình trạng sẹo và thâm rất hiệu quả. Nghệ chứa nhiều hoạt chất Curcumin sẽ nhanh chóng tác động lên làn da, giúp tẩy tế bào da chết, chống nhờn, ngăn ngừa hình thành sẹo, chống viêm, giảm sẹo thâm giúp làn da của bạn trông tươi sáng, nhẵn mịn hơn
Mách nhỏ, bạn nên chọn củ nghệ càng già, sẫm màu càng tốt.
Cách làm thì vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả:
Bạn rửa sạch củ nghệ, thái thành lát mỏng vừa phải, phù hợp với vết sẹo của mình. Sau đó vệ sinh làn da sạch sẽ, rồi chà đi chà lại miếng nghệ vào vùng da sẹo thâm và đắp miếng nghệ thêm khoảng 5 – 10 phút nữa. Cuối cùng bạn rửa sạch bằng nước mát.
Trị sẹo thâm từ hành tây hiệu quả
Theo một số nghiên cứu, hành tây cung cấp rất nhiều Vitamin và có khả năng kháng viêm mạnh. Từ đó giúp loại bỏ các tế bào chết và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Nhờ vậy, làn da sẽ được tái tạo, trở lên đều màu, mịn màng và trắng sáng. Chất Quexitin trong hành tây có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Chất này có thể khử các gốc tự do và hạn chế tăng sinh quá mức ở các vết sẹo lồi, qua đó sau một thời gian sử dụng sẽ cải thiện được tình trạng da chai cứng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 củ hành tây.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hành tây, cắt thành các lát vừa phải.
- Đắp trực tiếp các lát hành này lên vùng da bị sẹo thâm của bạn.
- Để trên da khoảng 10 phút.
- Sau đó các lát hành tây ra khỏi da và rửa sạch lại mặt bằng nước ấm.
Nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần để vết sẹo thâm nhanh biến mất.
Cách trị sẹo thâm bằng nha đam – lô hội
Nha đam (hay còn gọi là lô hội) là một loại nguyên liệu làm đẹp chứa hàm lượng lớn các vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, axit folic và các nguyên tố vi lượng như kẽm, magie… có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, giúp da dịu nhẹ, mịn màng và làm lành những tổn thương do mụn gây ra…
Cùng với đó, gel nha đam có tác dụng giữ ẩm, giúp tăng đàn hồi hồi và hạn chế hình thành nếp nhăn trên da, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới, nhờ vậy mà xóa bay vết sẹo thâm nhanh chóng.
Nhờ tác dụng tái tạo da và tăng cường khả năng đàn hồi của da, nha đam không chỉ sử dụng để điều trị sẹo thâm mà còn hỗ trợ điều trị rất tốt các dạng sẹo lồi, sẹo lõm và vùng da thâm ở các vị trí khác như mông, nách,…
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2-3 lá nha đam tươi, số lượng tùy vào diện tích da bị sẹo thâm.
- Cách thực hiện: Lá nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ gai hai bên và rửa sạch nhựa vùng gai. Sau đó, lấy gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng sẹo thâm kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau 20 phút, rửa lại vùng da với nước sạch.
Tần suất thực hiện: Bạn thực hiện hằng ngày đến khi sẹo mờ hẳn nhé.
Tỏi là một thần dược trị sẹo thâm
Trong tỏi có chứa chất chống oxy hóa và chống khuẩn, vì vậy giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, vết sẹo. Ngoài ra, chất allicin trong tỏi có tác dụng thúc đẩy tái tạo tế bào, kích thích quá trình làm lành những tổn thương trên da, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melanin, từ đó làm giảm các đốm da sẫm màu.
Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống lão hóa cho làn da của bạn. Không những điều trị vết thâm sẹo hiệu quả, sử dụng tỏi cũng khiến làn da bạn sáng và trẻ trung hơn rất nhiều.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Tỏi tươi đã bóc vỏ và rửa sạch
- Cách thực hiện: Tỏi tươi giã hoặc xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Thêm vài giọt nước khoáng vào cốt tỏi để pha loãng dung dịch.
- Cách sử dụng: Dùng tăm bông/tay để chấm nước cốt tỏi và thoa đều lên vùng da sẹo. Để nước cốt tỏi trên vết sẹo khoảng 15 phút, sau đó rửa lại cho sạch.
Tần suất sử dụng: Bạn có thể áp dụng cách này hằng ngày đến khi vết sẹo mờ hẳn.
Lưu ý: Cần pha loãng cốt tỏi để làm giảm tính tẩy mạnh của tỏi, tuyệt đối không sử dụng cốt tỏi nguyên chất lên da, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như da mặt.
4. Một số cách trị sẹo hiệu quả bằng công nghệ và các loại kem đặc trị trên thị trường
Điều trị sẹo bằng công nghệ laser
Điều trị sẹo bằng công nghệ laser là phương pháp sử dụng ánh sáng laser với tần số phù hợp tình trạng sẹo trên da để làm mờ các vết sẹo thâm, rỗ, sẹo lồi,…. Cơ chế của phương pháp laser là chiếu ánh sáng laser lên bề mặt vết sẹo làm kích ứng sản sinh ra chuỗi collagen và dãy elastin phát triển nhanh chóng.
Ưu điểm của laser:
- Cải thiện được hơn 60% tùy từng tình trạng của sẹo và cơ địa
- Thời gian điều trị sẹo khá nhanh chỉ trong 4-5 buổi điều trị
- Làm tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn, vết thâm nám.
Nhược điểm khi điều trị bằng Laser
- Tạo tổn thương mới giúp kích thích quá trình tái tạo phục hồi của da, gây cảm giác rát bỏng sau điều trị
- Cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi và tránh ánh nắng trực tiếp sau mỗi lần điều trị
- Với làn da nhạy cảm nên cân nhắc kỹ lưỡng và chăm sóc tốt tránh sẹo có thể quay trở lại
Top 4 dòng kem trị sẹo thâm hiệu quả trên thị trường bạn nên tham khảo
Kem trị sẹo thâm avene cicalfate
Kem trị liền sẹo mờ vết thâm Avene Cicalfate Creme Reparatrice của Pháp với thành phần chính là hoạt chất Sucralfate dạng hạt siêu mịn cùng một số dưỡng chất giúp kích thích vết thương nhanh lành và làm liền sẹo. Bên cạnh đó, chứa các thành phần kháng khuẩn giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương và làm dịu da. Sản phẩm an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm sử dụng được cho cả gia đình, trẻ nhỏ.
Kem trị sẹo thâm scar esthetique
Kem trị sẹo Scar Esthetique là sản phẩm chủ lực của tập đoàn Scar Heal với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên về các dòng sản phẩm trị sẹo, dưỡng da. Scar Esthetique được các chuyên gia da liễu đánh giá có hiệu quả cao trong việc điều trị sẹo lõm, sẹo rỗ, sẹo thâm và khuyên dùng. Sản phẩm đã giúp chữa lành hơn 4 triệu vết sẹo và tiêu thụ ở hơn 100 quốc gia trên thế giới
Kem trị sẹo thâm hiruscar
Các thành phần có trong Hiruscar tạo nên tác động KÉP Ức chế sự hình thành sẹo: Kháng viêm – Tăng tưới máu – Thúc đẩy lành vết thương – Ngăn chặn sự tích tụ quá mức của sợi xơ tạo sẹo làm giảm – mờ vết sẹo: Nới lỏng và cắt đứt các mô sẹo, dưỡng ẩm, làm mềm mô sẹo – làm giảm thâm, giảm đỏ – sáng da, mờ sẹo.
5. Cách phòng sẹo thâm và những lưu ý cần biết
Để giúp mọi người tránh mắc phải những sai lầm không cần thiết gây nên những vết sẹo xấu xí, gây mất thẩm mỹ và khó chữa lành, dưới đây là một số lưu ý:
Không nên gãi hay sờ tay lên những vết sẹo, nhất là khi chúng chưa lành lại hẳn.
Các vết sẹo đang trong giai đoạn điều trị và phục hồi thường làm cho bạn cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu, theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ dùng tay để gãi. Nhưng lúc này, nếu tay bạn chưa được vệ sinh sạch sẽ, chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và bụi bẩn tấn công vào vết sẹo, gây nhiễm trùng và lở loét.
Tránh để vết sẹo thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp
Ánh nắng chứa tia cực tím rất có hại cho làn da non nớt của bạn khi đang trong quá trình hồi phục, hắc tố melanin tổng hợp nhiều hơn, gây nên tình trạng sẹo thâm.
Không nên nặn mụn bằng tay
Nặn những nốt mụn làm da bị nhiễm trùng và điều tệ hại nhất là gây ra vấn đề hoại tử da. Hậu quả đầu tiện mà bạn không thể tránh khỏi là những vết sẹo rỗ, sẹo lõm xấu xí hoặc một vùng da bị biến dạng.
Lưu ý đối với những vết thương hở
- Tránh ăn những thực phẩm như thịt bò, nếp, rau muống,…để hạn chế hình thành sẹo
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết thương, hàng ngày rửa bằng nước muối sinh lý.
Trên đây là bài viết chia sẻ về một số phương pháp đơn giản từ thiên nhiên và những lưu ý có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sẹo và phòng tránh sẹo thâm tại nhà. Mong rằng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích tới người đọc, mọi thắc mắc bạn có thể để lại thông tin và bình luận bên dưới bài viết!
Đánh thức vẻ đẹp tự nhiên – Kênh review, chia sẻ kiến thức làm đẹp số 1 Việt Nam
- Địa chỉ: 50 Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (+84) 0243.370.9988 – 0988.016.220
- Email: vedeptunhiencom@gmail.com