Chậm kinh là tình trạng khá phổ biến ở nữ. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải cứ chậm kinh là có thai mà còn có thể do bạn mắc những bệnh về tuyến giáp. Nếu không tìm ra phương pháp phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này. Vậy chậm kinh có nguyên nhân do đâu, cách điều trị như nào? Hãy cùng Đẹp tự nhiên theo dõi bài viết sau đây
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh hay còn được biết đến với tên gọi là rối loạn kinh nguyệt ở nữ. Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện tình trạng bất thường khi kéo dài nhiều hơn 28-32 ngày. Tình trạng này sẽ xuất hiện kèm theo các biểu hiện khác như máu kinh và lượng kinh thay đổi.
Nếu tình trạng chậm kinh ở nữ không diễn ra thường xuyên thì bạn không phải quá lo lắng. Điều này sẽ xuất hiện khi cơ thể bị mệt mỏi, ăn uống thất thường, chế độ sinh hoạt thay đổi. Tuy nhiên, nếu chậm kinh kéo dài bạn thật sự cần tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp chữa trị để đảm bảo sức khỏe sinh sản về sau.
Nguyên nhân dẫn đến chậm kinh nguyệt
Rất nhiều chị em có gia đình khá chủ quan về vấn đề chậm kinh bởi cho rằng đây là dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy và kinh nguyệt chính là sự phản ánh về tình trạng sức khỏe của nữ giới. Vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khi có dấu hiệu chậm kinh.
- Chậm kinh do mang thai
- Giảm cân quá mức
- Tăng cân đột ngột
- Căng thẳng, stress
- Sử dụng chất kích thích
- Các bệnh phụ khoa
- Nguyên nhân chậm kinh do vấn đề về tuyến giáp
- Rối loạn nội tiết
>> Xem thêm: Top 10 Thuốc se khít vùng kín tốt nhất tại đây
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai
Không dễ xác định chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Nhiều bạn uống thuốc tránh thai bị chậm kinh 10 ngày là điều hoàn toàn bình thường.
Chính vì vậy mà thông thường để xác định có thai thì thông thường bạn phải chậm kinh 15-20 ngày đổ đi. Lúc này thì bạn nên sử dụng que thử thai cho chắc.
Còn những bạn chậm kinh 1 ngày, chậm kinh 2 ngày, chậm kinh 3 ngày, chậm kinh 4 ngày,… có thể chỉ do rối loạn nội tiết tố mà thôi.
Chậm kinh chậm kinh 5 ngày, chậm kinh 7 ngày liệu có thai không?
Thông thường theo các chuyên gia nếu chậm kinh 2 ngày, 5 ngày hay 1 tuần thì đây là một điều hết sức bình thường bạn nhé.
Như chúng tôi đã lý giải bên trên thì có thể do bạn stress, sử dụng các chất kích thích hay do tác dụng phụ của thuốc tây mà dẫn đến chậm kinh.
Vì vậy mà bạn không cần lo lắng. Nếu sau 15 ngày mà bạn vẫn chậm kinh thì bạn mới cần đi thử xem liệu có thai chưa?
Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?
Theo các chuyên gia thì trứng đã thụ tinh mất khoảng 6-9 ngày để làm tổ trong tử cung của mẹ và mất 7-10 ngày để hoàn thành. Tuy nhiên cũng có những người mất 12-15 ngày để thụ tinh.
Vì vậy mà chậm kinh 1 tuần là thai đã vào tử cung rồi nhé. Còn để xác định chính xác thì bạn nên thử sau 15 ngày.
Dấu hiệu thai đã vào tử cung
- Ra máu thai: Khi thai nhi cấy vào thành tử cung, bạn sẽ có đốm máu ở đáy quần lót. Máu thai này ra rất ít, chỉ là những đốm máu màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt và bạn sẽ thây hơi tức bụng một chút thôi. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ đã mang thai đấy.
- Thân nhiệt sẽ tăng hơn bình thường: Nguyên nhân là khi thai nhi bám vào tử cung sẽ bắt đầu lấy chất dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ. Giờ đây, cơ thể mẹ sẽ phải tạo ra nhiều máu hơn, máu di chuyển với tốc độ nhanh hơn để nuôi thai nhi. Do đó, huyết áp của mẹ sẽ tăng, thật nhiệt cũng tăng.
- Cơ thể tiết ra hormone hCG, chu kỳ kinh nguyệt dừng, nồng độ progesterone và estrogen gia tăng. Chính sự thay đổi nồng độ hormone này khiến cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Mệt mỏi, bồn chồn, buồn nôn: Lúc này mẹ cũng phải nuôi cả một mầm sống trong bụng nên chuyện mệt mỏi, khó chịu là điều dễ hiểu.
- Xuất hiện các hiện tượng ngực căng, đau và mềm hơn.
Chậm kinh 2 tháng là bị bệnh gì
Nếu bị chậm kinh trong thời gian dài thì có thể bạn đang mắc phải bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Tuyến giáp là bộ phận giúp kiểm soát hormone ở nữ. Bộ phận này sẽ trao đổi chất để điều chỉnh tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Cơ thể của bạn sẽ luôn được cân bằng và đúng theo nhịp. Khi tuyến giáp gặp vấn đề như hoạt động kém, suy nhược hoặc làm việc quá mức đều khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Lúc này bạn nên đi khám để chuẩn đoán và điều trị khi gặp phải bệnh này.
Chậm kinh có sao không?
Nếu chậm kinh
Chữa trị theo các phương pháp dân gian
Khi bị chậm kinh rất nhiều chị em cảm thấy ngại và muốn điều trị tại nhà nhiều hơn. Việc đi đến các cơ sở khám chữa khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Một số phương thuốc dân gian có lẽ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
- Uống đủ nước: Bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải chất độc để kinh nguyệt được điều hòa trở lại.
- Ngải cứu: Được coi là phương thuốc dân gian có tác dụng rất tốt với sức khỏe, ngải cứu cũng là một phương thuốc giúp chữa chậm kinh ở nữ. Một số món ăn có thể chế biến cùng ngải cứu như trứng gà, gà hầm,… đều có tác dụng rất tốt.
- Ăn nhiều hoa quả: Cách thức đơn giản này lại đem đến hiệu quả rất tốt trong việc bổ sung các loại vitamin giúp cân bằng hormone. Bạn có thể sử dụng các loại rau xanh, hoa quả giàu chất kali và chất đạm.
- Hoa hồng: Cánh hoa hồng được phơi khô sau đó sắc lấy nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm kinh. Bạn nên sử dụng 2 lần một ngày hoặc có thể ngâm mình với nước hoa hồng 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau bụng kinh, máu kinh không bị đông, vón cục,..
- Mùi tây: Chữa chậm kinh ở nữ sẽ không thể bỏ qua mùi tây. Công thức sử dụng rất đơn giản đó là ép lấy nước uống là bạn có thể cải thiện tình trạng này.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm tốt cho nữ thì việc sống lành mạnh cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, không dùng chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm,… Đây là những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp bạn ổn định chu kỳ kinh của mình.
Chữa chậm kinh ở nữ bằng phương pháp nội khoa
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp điều trị dân gian thì điều trị nội khoa sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng chậm kinh hơn:
- Thuốc bổ sung về nội tiết tố: bạn nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chỉ định đối với người bị thiếu, mất cân bằng nội tiết tố, thiếu dinh dưỡng,..
- Thuốc điều trị bệnh phụ khoa: bạn nên đến các đơn vị uy tín để thăm khám và được chỉ định sử dụng thuốc. Đây là cách để điều trị dứt điểm các vấn đề phụ khoa gây hiện tượng chậm kinh ở nữ, tránh các tác động xấu về sau.
- Thuốc có thúc đẩy tuần hoàn máu: duy trì cơ thể khỏe mạnh là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm tình trạng kinh nguyệt không ổn định. Thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu sẽ giúp tăng cường sinh lý của cơ thể, giảm việc viêm nhiễm giúp ổn định các chu kỳ kinh nguyệt.
Chậm kinh ở nữ có lẽ là một trong những tình trạng rất nhiều chị em gặp phải. Nếu các triệu chứng kéo dài có thể sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Bạn nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này và có phương pháp điều trị phù hợp nhất để ổn định kinh nguyệt.