Các dạng thuốc bôi ngoài da. Thành phần, công dụng, chỉ định khi dùng thuốc - Đánh thức vẻ đẹp tự nhiên

Các dạng thuốc bôi ngoài da. Thành phần, công dụng, chỉ định khi dùng thuốc

Thuốc bôi ngoài da là một trị liệu vô dùng quan trọng không thể xem nhẹ, càng không thể bỏ qua. Có nhiều bệnh ngoài da chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ vẫn khỏi hoàn toàn. Thuốc bôi ngoài da rất phong phú và đa dạng. Tác dụng trị liệu của thuốc bôi ngoài da như nào mời các bạn cùng Đánh thức vẻ đẹp tự nhiên theo dõi bài viết dưới đây nhé

Thành phần một công thức thuốc bôi

thuoccorticoid

Một công thức thuốc bôi ngoài da có 2 thành phần cơ bản là hoạt chất và tá dược

Hoạt chất

Hoạt chất là chất có tác dụng điều trị bệnh, các hoạt chất được sử dụng phổ biến là:

  • Chống viêm có Corticoid như Hydrocortison, Methyl Prednisolon, Dexanethason, Fluomethason, Fluocinolon, Betamethason,…
  • Chống viêm không Corticoid như Indomethakin, Butazolidin, Zclofenac
  • Ức chế bài tiết bã như lưu huỳnh
  • Tác dụng chống ngứa như Fenergan
  • Chống nhiễm trùng: các loại kháng sinh
  • Bạt sừng bong vảy: Acid Salicylic, Goudron
  • Chống nấm: các loại kháng sinh chống nấm, Iod
  • Sát trùng: Nitrat bạc

Tá dược

Bản thân tá dược không có tác dụng điều trị. Nó có tác dụng dẫn thuốc vào da.

Tùy theo dạng thuốc, tùy dạng tá dược mà thuốc có tác dụng trên mặt da ngấm nông hay sâu xuống tổ chức dưới da.

Các tá dược được sử dụng thường là nước, cồn, Glicerin, Lanolin, Vacelin, bột.

Khi chọn tá dược phải chú ý tác dụng dược lý, lý học, hóa học của hoạt chất, tính hòa tan, tính tương kỵ, độ bền vững với kiềm, axit.

Vacelin là sản phẩm còn lại khi chưng cất dầu lử,  màu trắng đục không bị kiềm toan làm thay đổi hoặc phá hủy, giữ được lâu trong không khí và ẩm, không hòa tan trong nước, nhưng làm tan được các chất Iod, Menthol.

Khi bôi lên da Vacelin làm thành một màng mỏng ngăn hơi nước bốc ra ngoài

  • Lanolin là mỡ lấy ở lông cừu, có màu tráng vàng không thiu, có khả năng hút nước, thấm qua da dễ. Tại 400C Lanolin chảy thành nước,
  • Lanolin thường dùng pha chế những thuốc cần ngấm nhanh qua da

Glicerin là một rượu 3 lần rượu, tan trong nước, trong cồn ở bất kỳ tỉ lệ nào, không tan trong dầu hỏa, Chlorofor. Glicerin tương kị với Axit HNO3, thuốc tím.

Các dạng thuốc bôi ngoài da

Thuốc bột

Thuốc bột có tác dụng làm tăng bốc thoát hơi nước của da, chống xung huyết, giảm viêm, hút ẩm, giảm cảm giác chủ quan như giảm ngứa, giảm nóng rát. Hai loại bột thường dùng để rắc, xoa lên da là:

  • Bột thảo mộc: bột gạo, bột mỳ. Bột thảo mộc hút nước rất nhanh, nhưng dễ lên men, vì thế không nên lưu bột gạo, bột mỳ lâu trên da. Bột than có tác dụng hút nước tốt, chống các thương tổn hoại tử.
  • Bột khoáng chất: bột Tale, Sulfat Magie, Oxit kẽm, Magie Cacbonat, Bismuth

Chỉ định: Điều trị bệnh da cấp tính, đang chảy nước, đỏ da cấp tính, sẩn mày đay, các vết trợt.

Dung dịch

Tá dược thường dùng là nước, có độ Ph trung tính, cồn (nên dùng cồn 300-700)

Dung dịch thuốc trong cồn, thuốc ngấm sâu hơn, dễ bốc hơi hơn so với dung dịch thuốc trong nước. Nếu dùng cồn mạnh, sẽ dễ gây kích ứng da, da khô, xót.

Một số dung dịch thường dùng:

1.Dung dịch Jarish

  • Tác dụng: đắp Jarish sẽ làm giảm viêm, giảm phù nề, giảm tiết dịch, sát khuẩn, chống ngứa, sạch mủ, bong vảy tiết
  • Chỉ định: Chàm cấp, chàm bộ nhiễm, viêm da cấp, viêm da cấp tính bộ nhiễm
  • Các thương tổn có nhiều mủ, nhiều vảy tiết
  • Cách dùng: đắp gạc lên thương tổn, sau đó thâm dung dịch Jarish qua gạc. Đắp liên tục không để gạc khô.
  • Thành phần: Acid Boric 20g, Gricerin 40g, nước cất vừa đủ 1000 ml.

2.Dung dịch Milian;

  • Tác dụng chống nhiễm khuẩn.
  • Chỉ định: chóc, chàm bộ nhiễm, viêm kẽ do liên cầu, các thương tổn da có bộ nhiễm.
  • Cách dùng: bôi trực tiếp lên thương tổn

3.Dung dịch Lugol

  • Thành phần: Iod 1g, Iodua Kali 2g, nước 100 ml
  • Tác dụng: sát khuẩn, chống nấm
  • Chỉ định: điều trị nấm móng, viêm xung quanh móng do nấm, do liên cầu

4.Dung dịch ASA

  • Thành phần: Aspirin 10g, Salicilat Natri 8.8g, cồn 700 vừa đủ 100 ml
  • Tác dụng: chống nấm, chống ngứa, bong vảy
  • Chỉ định: điều trị nấm da, viêm da thần kinh
  • Cách dùng: bôi vào vùng bị nhiễm nấm, không chà xát trước và trong khi bôi

5.Dung dịch Dalibour

6.Dung dịch lưu huỳnh tủa

Thuốc dầu

Tá dược là dầu thực vật. Hoạt chất là các chất có tác dụng điều trị như Kẽm oxit, Lưu huỳnh. Tác dụng: mềm vảy, dịu da, chống khô da. Thường dùng trong các bệnh cấp tính hoặc bênh đang vượng

Dầu kẽm

  • Thành phần: Kẽm oxit 20g, dầu lạc 80g hoặc Kẽm oxit 50, dầu lạc 50g
  • Chỉ định: viêm da cơ địa bán cấp, viêm da tiếp xúc, các bệnh da bán cấp khác
  • Cách dùng: bôi lên da

Thuốc hồ

Thuốc hồ có tỉ lệ bột từ 20-50%. Thuốc hồ không ngấm sâu bằng thuốc mỡ do có tỉ lệ bột cao, có 2 dạng thuốc hồ:

Hồ Brocq

  • Thành phần: Kẽm oxit 30g, Lanolin 30g, Vacelin 40g

Hồ nước

  • Thành phần: Bột Tealc, bột Oxit kẽm, Glicerin, nước (4 thành phần bằng nhau)
  • Thuốc hồ có tác dụng giảm viêm, giảm xung huyết, hút nước
  • Chỉ định: các bệnh da có xuất tiết giai đoạn bán cấp, chảy nước ít, chàm bán cấp, viêm da tiếp xúc bán cấp, …
  • Cách dùng: lắc đều thuốc trước khi bôi

Thuốc mỡ

Đây là dạng thuốc bôi ngoài da phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Tá dược là các chất béo, hoạt chất là các chất được sử dụng tùy theo mục đích điều trị (thuốc chống nấm, chống viêm, chống dị ứng, chỗng nhiễm trùng, chống ngứa, bạt sừng bong vảy)

Tỉ lệ chất bột trong thuốc mỡ nhỏ hơn 20%, thông thường là 5-10%

So với thuốc hồ, thuốc mỡ ngấm sâu hơn do có các chất béo làm giãn mạch. Thuốc mỡ làm tăng hấp thụ của da, mềm da, bong vảy, chống khô da, nhưng gây bết da, hạn chế bốc hơi, dây xung huyết. Vì vậy các trường hợp đang phù nề, chảy nước, thương tổn da câp tính không dùng thuốc mỡ

Thuốc mỡ thường được chỉ định trong các bệnh da mạn tính, dày da, có vảy

Thuốc mỡ gồm các loại sau:

Mỡ Whitfield

    • Thành phần: Acid Salixylic 3g, Acid Benzoic 6g, Lanolin, Vacelin vừa đủ 100g
    • Chỉ định: điều trị nấm da

Mỡ Salixylic 5%

    • Thành phần: Acid Salixylic 5g, Lanolin, Vacelin vừa đủ 100g
    • Tác dụng: bạt sừng, bong vảy
    • Chỉ định: vảy nến, bệnh vảy cá, viêm da cơ địa mạn tính,..

Mỡ Darier-Vitch

    • Thành phần: Acid lactic 6g, Acid Salixylic 12g, Vacelin vừa đủ 100g
    • Tác dụng: bạt sừng rất mạnh
    • Chỉ định: dày sừng, nhất là dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, chai chân

Thuốc kem

Kem là 1 công thức mỡ, nhưng có thêm nước hoặc Glicerin. Tác dụng: làm mát da, nhưng không thám sâu bằng mỡ.

Dạng thuốc kem để điều trị trong các bệnh da bán cấp

Kem chống nắng

Kem Dalibour có tác dụng sát khuẩn

Thuốc Gel

Tá dược là một Polime cấu trúc phân tử cao trong suốt

Dạng Gel có tác dụng làm sạch da, không nhờ da, không bịt lỗ chân lông, ngấm sâu dưới da, giải phóng hoạt chất nhanh. Gel được chỉ định trong các loại viêm da bán cấp

Nguyên tắc sử dụng thuốc bôi ngoài da

Thuốc phải không gây hại cho cơ thể, không làm bệnh nặng lên, không xuất hiện bệnh do bản thân thuốc gây ra

Sử dụng thuốc bôi ngoài da phải phù hợp với tính chất bệnh lý, giai đoạn bệnh, mức độ bệnh, vùng da bị bệnh, tuổi, giới của bệnh nhân

Ví dụ:

  • Chàm cấp nên đắp dung dịch Farish
  • Chàm bán cấp bên bôi thuốc hồ
  • Chàm mạn tính nên bôi thuốc mỡ. Các vùng nếp gấp hạn chế bôi thuốc mỡ

Một số thuốc không được bôi vào niêm mạc, mắt, miệng, bộ phận sinh dục

Để tránh phản ứng của da có thể xảy ra, ban đầu nên dùng thuốc có đậm độ hấp, nếu cơ thể chịu được mới dùng đậm độ cao.

Mỹ phẩm trước khi bôi lên mặt nên bôi thử vào 1 vùng da ở lưng hoặc tay, nếu không có phản ứng có hại mới bôi lên mặt

Không nên bôi một loại thuốc trên một vùng da kéo dài.

Không nên pha chế một thuốc bôi có các chất tương kỵ dược lý

Theo dõi phản ứng da của bệnh nhân vì có thể thuốc bôi gây dị ứng.

Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. Nếu có thắc mắc các bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới để chuyên gia chúng tôi giải đáp cho bạn nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *